Với Sketchup Dynamic Components thì việc đầu tiên đó là làm việc với Attribute. Thuộc tính của đối tượng, hiểu đơn giản là bạn muốn tác động vào thuộc tính nào của đối tượng, ví dụ bạn muốn điều khiển kích thước, hay điều khiển vị trí, hay điều khiển góc xoay, điều khiển vật liệu … hoặc đơn giản là bạn muốn gắn 1 thông số để tất cả các component có thể dùng chung. Bài học này sẽ tổng quan các thuộc tính, và nếu bạn đọc chưa hiểu thì cứ bỏ qua nó không sao cả. Mục tiêu của bài này học chỉ là để bạn nhớ rằng việc đầu tiên muốn điều khiển Component chính là bạn biết điều khiển cái gì của Component đó.
Size Attributes
Size Attribute thuộc tính kích thước, đây là thuộc tính sử dụng nhiều nhất, dùng để xác định kích thước của Components, Gồm các chiều SizeX,SizeY,SizeY. Bạn nên thiết lập thuộc tính Size Attributes này đầu tiên thì các thuộc tính sau sẽ dể dàng hơn.
Position Attributes
Position Attributes là thuộc tính vị trí, gồm có vị trí các chiều X,Y,Z. Đây là thuộc tính quan trọng thứ 2 sau thuộc tính Size.
Rotation Attribute
Thiết lập góc xoay của Component, thuộc tính này ít được sử dụng, thỉnh thoảng chỉ sử dụng khi tạo ra cửa mở. Cũng gồm 3 chiều với tên gọi RotX,RotY,RotZ.
Behaviors Attribute
Các thuộc tính Behaviors sử dụng khá nhiều, tác động trực tiếp đến đối tượng Components. 3dshouse sẽ giải thích từng thuộc tính cụ thể bên dưới kèm theo ví dụ
- Material : Thiết lập vật liệu cho Component.
- ScaleTool: Giảm số điểm neo của công cụ Scale (Sử dụng thường xuyên)
- Hidden: Ẩn hiện Component (Thường sử dụng)
- Onclick: Để sử dụng Tính năng Interact Component
- Copies: Nhân bản Component
Component Info
Component Info chỉ để thể hiện thêm thông tin ở bản Component Option, không có tác động lên Component, tóm lại bạn có thể bỏ qua tính năng này. 3dshouse cũng chỉ sử dụng tính năng này nhằm đặt đường link liên kết từ Models đến bài viết trên web. Muốn đặt đường link thì bạn cũng cần biết chút xíu về lập trình code html.
- Name: Tên hiển thị của Component ở bảng Component Option, nếu không thiết lập thì Sketchup tự động lấy tên hiện tại của Component
- Sumary: Tóm tắt thông tin của Component, có thể sử dụng code html, ở ví dụ bên dưới dùng code html để tạo đường dẩn tới bài viết trên website
- Description: Mô tả chi tiết component, có thể sử dụng code html.
- ItemCode: Mã sô của Component, dùng để phần loại Component trong dự án lớn, ít sử dụng.
Form Design
Form Desgn chỉ là tô vẽ thêm cái bảng Component Option thôi chứ không có tác động đến Component nên bạn có thể bỏ qua, tính năng này chẳng giúp ích được gì cả. 3dshouse chuyên gia sử dụng Dynamic Component cũng không sử dụng đến tính năng vì nó không có tác dụng gì cả ngoài nhìn vào có vẽ khác lạ.
- ImageUrl: Thay vì phần mềm tự động tạo ra ảnh đại diện thì chúng ta có thể lấy ảnh đại diện của Component từ website.
- DialogWidth: Chiều rộng của bảng Component Option
- DialogHeigh: Chiều cao của bảng Component Option